View : 808
Năm hết Tết đến, cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch là các vị thần cai quản bếp núc như ông Công ông Táo lại chầu trời để báo cáo Ngọc Hoàng tình hình 1 năm ở hạ giới. Vậy để đưa tiễn các vị thần như thế nào cho đúng cách, văn khấn ông Công ông Táo như nào thì mời các bạn đọc bài viết sau của chuyên mục phong thuỷ nhé.
Năm hết Tết đến, cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch là các vị thần cai quản bếp núc như ông Công ông Táo lại chầu trời để báo cáo Ngọc Hoàng tình hình 1 năm ở hạ giới. Vậy để đưa tiễn các vị thần như thế nào cho đúng cách, văn khấn ông Công ông Táo như nào thì mời các bạn đọc bài viết sau của chuyên mục phong thuỷ nhé.
Theo phong tục cổ truyền, Táo quân là người cai quản chuyện bếp núc của mỗi gia đình. Táo quân bao gồm 2 ông và 1 bà tượng trưng cho chiếc kiềng 3 chân trong căn bếp ấm cúng của người Việt xưa.
Người xưa quan niệm, gia đình có yên ấm, hạnh phúc hay không cốt yếu là ở cái bếp bởi đó là nơi giữ lửa. Táo quân là người biết hết mọi chuyện lớn bé, xấu tốt trong nhà gia chủ.
Bởi vậy, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình lại sửa biện lễ vật, mâm cỗ cúng tiễn ông Công, ông Táo chầu trời và nên có bài văn khấn ông Công ông Táo để thành tâm nhé
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!
Tín chủ con là :………….
Ngụ tại :…………………..
Nhằm ngày 23 tháng Chạp , tín chủ chúng con thành tâm , sửa biện hương hoa phẩm vật , xiêm hài áo mũ , nghi lễ cung trần , dâng lên trước án , dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời :
Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tên con là…, cùng toàn gia ở…
Kính lạy đức “Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân (Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần).
Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp, gia đình sửa lễ bạc dâng lên, cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:
Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà. Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.
Cẩn cốc (vái 4 vái)
Ở miền Bắc, có lẽ nét đặc trưng văn hóa khác biệt nhất với 2 miền còn lại trong lễ cúng ông Công, ông Táo chính là việc dùng cá chép làm đồ cúng lễ.
Cá chép ở đây có thể là cá chép sống, cũng có thể là cá chép giấy, tùy theo từng gia đình mà có điểm khác biệt.
Người dân thường làm lễ cúng ông Táo từ khá sớm, không nhất thiết phải vào đúng ngày 23 tháng Chạp mà có thể bắt đầu từ ngày 20, muộn nhất là trưa 23.
Còn tại miền Nam do có sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền nên đồ cúng ông Táo của người miền Nam cũng có sự tương đồng với người miền Bắc. Ngoài những vật phẩm cúng chủ đạo trên, người miền Nam có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen (kẹo thèo lèo) và một bộ “cò bay, ngựa chạy”.
“Cò bay, ngựa chạy” là hình con cò và con ngựa cắt bằng giấy, không có khung tre cầu kỳ kiểu miền Bắc. Tết Táo Quân trong Nam không có tục trút lư nhang để thay cọng nhang, không mua cá chép thả trong chậu rồi thả sông, không hóa vàng áo mũ thờ, vì không thờ áo mũ.
Theo phong tục, mâm cúng ông Công ông Táo gồm có:
– Thịt luộc
– Gà luộc
– Đĩa xào thập cẩm
– Xôi (hoặc bánh chưng)
– Giò
– Canh măng, nấm, mọc
Ngoài ra, mâm cúng ông Công ông Táo còn: hoa quả, trà sen, 3 chén rượu, quả bưởi, quả cau, lá trầu…
Lễ cúng ông Công, ông Táo bắt buộc có trong lễ cúng ông Công ông Táo, dân gian vẫn quan niệm phải có 3 bộ mũ, áo (hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà). Để ông Táo có phương tiện về chầu trời, người ta hay cúng 3 con cá chép (hay cá vàng) còn sống, sau đó sẽ thả ra ao, hồ hay sông.
Ngoài ra, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của từng gia đình có sự chuẩn bị các lễ vật khác nhau.
>>> Những lưu ý khi cũng ông Công ông Táo
Cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. Có người thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.
Nên cúng ông Công, ông Táo vào thời gian nào? Không nên cúng lễ Táo quân trước, hoặc sau ngày 23 tháng Chạp. Lễ cúng Táo công truyền thống cũng thường cúng đúng ngày 23 tháng Chạp, và phải cúng xong trước 12 giờ trưa để các Táo kịp lên thiên đình họp.
Trên đây là bài viết giới thiệu đến các bạn văn khấn ông Công ông Táo và nhưng lưu ý khi cúng. Hi vọng bài viết trên bổ ích đối với các bạn. Xin cảm ơn. Bên cạnh đó đầu năm các bạn nên đi hái lộc đầu năm để năm mới có nhiều may mắn nhé.
Vào rừng thấy chó sói thường khiến mọi người tò mò về ý nghĩa. Trông thấy chó sói có thể mang lại những điềm báo nhất định
Phân tích XSMB 30/10/2024, Nhận định Xổ Số Miền Bắc hôm nay, Thống kê XSMB ngày 30-10-2024, chốt số lô giải 7, đặc biệt đầu đuôi.